con thỏ
a.  Nhu cầu cơ bản
Nhu cầu này có thể xác định trong tình trạng thỏ không sản xuất và hoạt động trong 24 giờ theo nghiên cứu của Lee (1939) ở các loại thỏ có trọng lượng khác nhau:
Bảng 1. Nhu cầu cơ bản của Thỏ
Thể trọng         Nhu cầu cơ bản    Thể trọng    Nhu cầu cơ bản
(kg)   (Kcal)     (kg)   (Kcal)
1.5     80 3,0         140 2,0       100    3,5     180
2.5     120        4,5     200
b.  Nhu cầu duy trì
Được xác định là nhu cầu cơ bản và cộng thêm với một số năng lượng cần thiết như ăn uống, tiêu hoá và những hoạt động sinh lý khác nhưng không sản xuất. Nhu cầu này có thể tính bằng cách nhân đôi nhu cầu cơ bản, nên kết quả như sau:

Bảng 2. Nhu cầu năng lượng duy trì của Thỏ

Thể trọng (kg)Nhu cầu duy trì (Kcal)Thể trọng (kg)Nhu cầu duy trì (Kcal)
1,51603,0280
2,02003,5360
2,52404,5480
c.  Nhu cầu sản xuất
Nhu cầu sản xuất của thỏ thường bao gồm: Nhu cầu sinh sản, nhu cầu sản xuất sữa và nhu cầu tăng trưởng
-    Nhu cầu sinh sản: Nhu cầu này thì cho cả thỏ đực có thể phối con cái và nhu cầu thỏ cái có mang. Một số nghiên cứu đề nghị là nhu cầu của thỏ đực giống và thỏ cái có mang chiếm khoảng từ 5-10% nhu cầu duy trì. Thỏ cái có thai trong khoảng 30 ngày thì đẻ. Số ngày có mang có thể tăng hay giảm chút ít tuỳ theo giống thỏ hay số lượng thai được mang trong cơ thể. Trong 20 ngày đầu trọng lượng bào thai phát triển chậm, sau đó trọng lượng thai tăng rất nhanh trong 10 ngày cuối. Điều này sẽ cho thấy là trọng lượng sơ sinh của thỏ tùy thuộc rất nhiều vào dưỡng chất cung cấp cho thỏ mẹ trong giai đoạn này, và lúc này nhu cầu mang thai có thể tăng lên khoảng 30-40% nhu cầu duy trì.
-    Nhu cầu sản xuất sữa: Nhu cầu này tùy thuộc rất nhiều vào khẩu phần thức ăn. Lượng sữa trong 5 ngày đầu có thể thay đổi khoảng 25g/ngày/con cái. Mục đích trong giai đoạn này là đảm bảo cho thỏ con tăng trọng tốt và thỏ mẹkhông bị gầy ốm do nuôi con. Sản lượng sữa sản xuất cao khoảng 35g/ngày/con cái thường từ ngày 12 đến ngày 25. Lượng sữa sẽ giảm nhanh sau khi sanh 30 ngày và chu kỳ cho sữa trung bình của thỏ cái là 45 ngày. Chất lượng của khẩu phần của thỏ sẽ ảnh hưởng lớn đến không những ở sản lượng mà còn cho chất lượng sữa. Thành phần hoá học sữa của thỏ như sau:
Bảng 3. Thành phần hoá học của sữa Thỏ và các loài gia súc ăn cỏ khác
 Nước
(%)
Đạm
(%)
Mỡ
(%)
Đường
(%)
Khoáng
(%)
Nguồn tài liệu
Thỏ69,515,510,41,952,50Konig (1919)
 69,512,013,52,02,50Moris (1930)
 54,38,522,81,403,0Krause (1956)
87,33,403,704,900,70Moris (1936)
86,93,804,104,600,80Moris (1936)
Cừu82,25,207-10,05,200,71Thạc (1963)
rp ^
Trâu
88,34,4011,94,401,0Thu (1997)
Chúng ta thấy rằng do nước ít hơn nên vật chất khô của sữa thỏ cao hơn các loại sữa khác, và tỉ lệ đạm và béo cao hơn một cách rõ rệt so với sữa của loài gia súc ăn cỏ khác. Trong lúc đó tỉ lệ đường sữa (chủ yếu là lactose) thì thấp hơn các loại sữa khác. Một cách tổng quát là dưỡng chất của sữa thỏ rất cao so với các loại sữa khác, do vậy thức ăn sẽ có một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp đầy đủ về số và chất lượng dinh dưỡng cho thỏ con. Trong trường hợp thức ăn nghèo nàn thì dẫn đến thỏ mẹ dễ bị giảm trọng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong chu kì sinh sản kế tiếp và cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thể trọng của thỏ con và sức sống của chúng sau khi sinh ra.
Theo Axelsson (1949) nhu cầu về năng lượng đối với thỏ cái cho sữa nếu tính theo % so với nhu cầu duy trì theo thời gian thì kết quả như sau:
-    Tuần lễ 1-2: 200%
-    Tuần lễ 3-4: 330%
-    Tuần lễ 5-6: 370%
-    Tuần lễ 7-8: 400%
Trong lúc đó có tác giả thì cho rằng ở tuần lể 3-4 là 350% và 7-8 là 600%. Trong các đề nghị trên cho thấy là ở tuần lễ thứ 3-4 nhu cầu năng lượng ở các tác giả đều tăng cao rõ rệt phù hợp với sự sản xuất sữa gia tăng.
-    Nhu cầu tăng trưởng: Đối với thỏ thì các giống có trọng lượng chênh lệch nhau khi trưởng thành do vậy khả năng tăng trọng cũng sẽ rất khác nhau. Sự biến động về trọng lượng trưởng thành có thể trong khoảng từ 1 – 9 kg tùy theogiống thỏ. Ví dụ sẽ là 1 kg đối với giống Dwaft và 9 kg đối với Flenishgeant. Sự thay đổi này chủ yếu là do di truyền tuy nhiên trong một số trường hợp yếu tố dinh dưỡng cũng góp phần vào đó.
Khi gần đạt đến thể trọng trưởng thành thì tốc độ tăng trọng sẽ chậm lại. Tùy theo giống thỏ mà thời gian trưởng thành về thể trọng khác nhau. Thí dụ, giống thỏ nhỏ con có thể trọng 2,3 kg ở 210 ngày, và giống thỏ lớn con có thể đạt 4,7 kg lúc 322 ngày tuổi.
Bảng 4. Thể trọng và tốc độ tăng trọng của thỏ Ta
Ngày tuổiThể trọng (kg)Tăng trọng/ngày (gam)
0-1460-22511,8
14-30225-40010,9
30-45400-70020,0
45-60700-105023,3
60-751050-140023,3
75-901400-175023,3
90-1051750-200016,7
105-1202000-220013,3
120-1352200-235010,0
135-1502350-250010,0
150-1652500-265010,0
165-1802650-27506,7
180-1952750-28255,0
195-2102825-28753,3
210-2252875-29253,3
225-2402925-29501,7
240-4502950-30000,2
Bảng 5. Thể trọng và tốc độ tăng trọng của thỏ New Zealand
TuổiThể trọng (g)Tăng trọng (g/ngày)
Sơ sinh – 3 tuần45,4 – 363,215,1
3 tuần – 8 tuần363,2 – 181641,5
8 tuần – 14 tuần1816 – 326833,2
14 tuần- 20 tuần3269 – 408616,5
Nhu cầu năng lượng về tăng trọng được tính theo tuổi:
Tuần tuổi:8 1012141618202224
kCal/g tăng trọng3,9 4,75,56,37,27,98,79,510,3
Năng lượng trao đổi trong khẩu phần khuyến cáo bởi Lebas et al. (1986) ở thỏ tăng trưởng (4-12 tuần) là 2400 kCal ME/kg, thỏ mang thai là 2400 kCal ME/kg, thỏ đang nuôi con là 2600 kCal ME/kg và thỏ vỗ béo 2410 kCal ME/kg.
nguon:http://huougiong.com